GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 36
Số lượt truy cập: 8261721
QUẢNG CÁO
“KỂ CHUYỆN TẾT NGUYÊN ĐÁN” NHỮNG MẪU CHUYỆN HAY GIỚI THIỆU VỀ PHONG TỤC, TẬP QUÁN TRONG DỊP TẾT CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM! 1/20/2025 2:31:21 PM
Không khí Tết đang về trên khắp mọi nẻo đường của làng quê Việt Nam. Nhà nhà, người người đang khẩn trương hoàn thành công việc để chào đón một năm mới đang đến gần. Tết nguyên đán từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt. Nó không chỉ là ngày tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới mà còn là dịp đoàn viên, sum họp của những người xa gia đình, xa quê hương đi làm ăn xa. Vì vậy không chỉ Việt Nam mới có ngày Tết mà nó còn được phổ biến rộng rãi ở một số nước thuộc châu Á.

Các em học sinh thân mến!                                                                                      

Tết có nhiều cách gọi khác nhau như: Tiết, Tết, Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán,… nhưng người Việt chúng ta thì thường hay gọi là “Tết Nguyên đán”..

 Nguyên Đán hay còn gọi Tết Âm lịch, là ngày lễ cổ truyền lớn nhất trong năm của cả dân tộc Việt Nam. Nhắc đến tết người ta nghĩ ngay đến niềm vui, đến mùa xuân, đến không khí sum họp gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đặc biệt đối với các em tuổi còn nhỏ Tết còn là một điều gì đó thật kì diệu và đầy mong chờ. Ai cũng rộn ràng và háo hức. Trong dịp Tết có bao nhiêu việc, bao nhiêu điều lạ mà các em đều tò mò muốn hỏi cho rõ, nhưng không phải lúc nào cũng hỏi được, vì bố mẹ, ông bà đều luôn tay, luôn việc và có những lễ nghi ông bà, cha mẹ cũng theo nếp từ xưa chứ không hiểu rõ, hiểu hết để giải thích cặn kẽ cho các em. Để giải đáp những thắc mắc của các em, thư viện Trường TH Mai Thủy trân trọng giới thiệu đến các em cuốn sách “Kể chuyện Tết Nguyên Đán”của nhà văn Trương Quý, tranhg màu của họa sĩ Kim Duẩn. Đây là tác phẩm do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 2024, sách 40 trang, khổ giấy 26 x18cm.


KCTND.png


Lật giở những trang sách “Kể chuyện Tết Nguyên đán” kể cho chúng ta thật nhiều điều về những phong tục, tập quán ngày tết như nghi lễ thờ cúng cho đến việc sửa soạn sắm Tết dọn nhà, làm cỗ. “Kể chuyện Tết Nguyên đán” sẽ giúp các em cảm nhận được hệ sinh thái Tết sinh động từ cội nguồn tâm linh với các câu chuyện cổ tích, sự tích Táo quân, sự tích cây nêu ngày Tết, những tục lệ đẹp xông đất, mừng tuổi, xin chữ từ xa xưa… đến văn hóa Tết với tranh Tết, câu đối Tết, những lễ hội mùa xuân, gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả…

Qua mỗi trang sách nhà văn Trương Quý đều chọn một cách kể chuyện thủ thỉ, nhẹ nhàng, diễn giải dễ hiểu súc tích và giản dị nhất phù hợp với các em. Không chỉ thế bộ tranh minh họa bằng màu nước được khổ lớn của họa sĩ Kim Duẩn sẽ mang đến trọn vẹn một mùa xuân cho “Kể chuyện Tết Nguyên đán” với các bức tranh tự nghiên cứu chi tiết miêu tả chân thực, rõ nét. Tất cả trọn vẹn hạnh phúc, háo hức chờ đón một mùa xuân quây quần bên người thân gia đình và nâng niu Tết yêu thương.

 Các em hãy cùng mở cuốn sách để lắng nghe những câu chuyện thú vị về phong tục ngày tết nhé! Ngay trang đầu tiên chúng ta sẽ được nghe về sự tích Táo Quân hay còn gọi là ông Công ông Táo. Từ ngày 23 tháng chạp các gia đình Việt Nam đã dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tất bật sửa soạn mân cơm cúng để tiễn ông Công ông Táo lên thiên đình. Trong vòng gần một tuần sau ngày cúng Táo Quân, các công việc chuẩn bị đón Tết diễn ra rất tất bật thời gian như hối hả trôi vì ai cũng muốn nhà mình tươm tất nhất trước phút giao thừa. Một trong những việc thích nhất là đi chợ hoa. Các em thấy hình ảnh chợ hoa vẽ có đẹp không? Bên cạnh các loại hoa truyền thống như hoa đào, hoa mai, cây quất còn rất nhiều loại hoa khác để cắm bình ngày xuân như hoa lay ơn, hoa thược dược, hoa violet.

   Đã nhắc đến ngày Tết thì không thể không nhắc đến bánh chưng. Đây là một phong tục cổ truyền của người Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với tổ tiên và đất trời. Chúng ta sẽ được biết các nguyên liệu dùng để gói bánh ở trang 9 của cuốn sách này. Các em có biết sựbánh chưng, bánh dày được gắn liền với tên của hoàng tử Lang Liêu không? Hãy từ từ nghiên cứu nhé! Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên cũng là một một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt để cầu mong một năm mới bình an may mắn, mâm ngũ quả gồm có 5 loại quả khác nhau nhưng truyền thống văn hoá ở các miền Bắc, Trung, Nam lại

có những đặc điểm khác biệt do vậy các loại quả và cách bài trí ở mỗi miền một khác.

      Mời các em đến với giây phút Giao thừa, thời khắc chuyển giao của đất trời, tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến với các phong tục truyền thống ý nghĩa vẫn còn được người Việt lưu giữ tới ngày nay như xông đất, hái lộc, chúc Tết đầu năm. Sáng mùng 1 tết cả gia đình cùng nhau chúc thọ, mừng tuổi ông bà, sau đó đó ông bà, cha mẹ mừng tuổi cho các bạn nhỏ bằng những đồng tiền mới được để trong phong bao lì xì màu đỏ nhằm lấy may cùng với các lời chúc như “học hành giỏi giang, hay ăn chóng lớn, tiền mừng tuổi không quan trọng ở nhiều hay ít mà quan trọng ở tấm lòng. Thời trước những người học trò được thầy yêu sẽ có vinh dự được thầy cho chữ hoặc những câu đối nhiều ý nghĩa sâu sắc. Những thầy học nổi tiếng có những bài thơ khuyên học trò còn lưu truyền đến ngày nay. Chúng mình còn được khám phá rất nhiều những lễ hội vào dịp đầu xuân năm mới như lễ hội gò Đống Đa, hội Cổ Loa.

Đặc biệt là cuộc du xuân khắp ba miền Bắc Trung Nam, hòa mình trong không khí đón xuân trên khắp mọi miền tổ quốc Việt Nam tươi đẹp chắc chắn sẽ giúp các em hiểu hơn về những nét khác biệt trong việc đón năm mới ở từng nơi. 

        Sự háo hức mong chờ đến ngày Tết Đoàn Viên, chúng ta lại càng thêm hiểu, thêm yêu những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Đọc “Kể chuyện Tết Nguyên Đán” các em sẽ thấy yêu hơn những ngày xuân ý nghĩa này khi cả nhà được bên nhau và tận hưởng từng niềm vui nhỏ cùng viết tiếp nên những trang nhật ký tuổi thơ của các em. Hãy đến thư viện trường chúng ta để mượn và đọc cuốn sách “Kể chuyện Tết Nguyên Đán” để hiểu thêm về Tết này và hãy cùng nhau gìn giữ những phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp trong ngày lễ, ngày Tết của dân tộc Việt Nam các em nhé!

          Một năm mới đang đến rất gần, kính chúc các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh đón một năm mới an lành, hạnh phúc.

                     Xin trân trọng cảm ơn!

 

CBTV:Phạm Thị Luyến

 


TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Nguyễn Thị Thủy
Nguyễn Thị Thủy
Hiệu trưởng
Dương Bá Hiệp
Dương Bá Hiệp
Admin
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882932 - Email: thmaithuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com