Thực hiện kế hoạch số 07/ KH-BCDDATTP của UBND huyện Lệ Thủy về việc triển khai công tác đảm bảo ATTP tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025 trên địa bàn huyện Lệ Thủy. Để có một cái Tết an lành, hạnhphúc, Bộ phận y tế trường Tiểu học Mai Thủy xin tuyên truyền về Vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết nguyên đán đến các thầy giáo - cô giáo, các em học sinh và quý bậc phụ huynh nội dung như sau:
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, đây là thời điểm tiêu
thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt
kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu... Để đáp ứng nhu cầu của thị
trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc sản xuất,
kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, nếu không kiểm soát tốt, thực phẩm không an
toàn sẽ trà trộn làm tăng nguy cơ gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
người tiêu dùng.

Theo
thông tin từ Bộ Y tế cho biết, 11 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận 131 vụ
ngộ độc thực phẩm làm 4.796 người mắc và 21 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ
năm 2023, số vụ ngộ độc tăng 7 vụ, số ca mắc tăng 2.677 người, số tử vong giảm
7 người. …Nguyên nhân chính là do môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh
hưởng đến vật nuôi và cây trồng; do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa
chất bảo quản trong rau, quả, tồn dư thuốc thú y trong thịt gây ảnh hưởng đến
chất lượng thực phẩm; nguồn thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn tập thể khó kiểm
soát, trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng thực phẩm có chứa phụ gia thực
phẩm không được phép sử dụng, thực phẩm bảo quản không đúng cách, thực phẩm quá
hạn sử dụng, thực phẩm nhập lậu, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất
lượng trà trộn gây mất VSATTP, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm gắn bảo đảm sức khỏe cho người
dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Ban YTHĐ trường Tiểu
học Mai Thuỷ triển khai tuyên
truyền tới toàn thể CBGVNV, phụ huynh và học sinh hãy thực hiện tốt một số
các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:
1. Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch trước và sau
khi ăn, uống nước đã đun sôi để nguội hoặc đã qua thiết bị tinh lọc, thức ăn
chín để quá bữa, quá giờ phải được bảo quản lạnh dưới 100C,
phải được hâm lại kỹ; che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật
khác. Thức ăn để sau 3 ngày không nên ăn vì không còn giá trị dinh dưỡng, rất
dễ có nguy cơ lên men, tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc. Các dụng cụ chế biến thực
phẩm như: dao, thớt, đũa, thìa, que gắp cần phải được khử trùng trước khi chế
biến thực phẩm, rau, củ, quả tươi, đặc biệt là thức ăn sống phải được ngâm kỹ
rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.
2. Khi đi mua hàng người dân hãy cảnh giác và thực hiện
các nguyên tắc khi mua hàng “Nói không với thực phẩm trôi nổi” trên thị trường,
không mua những thực phẩm mà trên sản phẩm không ghi rõ tên sản phẩm, không rõ
nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ của nhà sản xuất và không ghi hạn sử dụng.
3. Các bậc phụ huynh, GVCN thường
xuyên nhắc nhở
con em mình thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời
giáo dục con em mình không nên ăn uống ở các hàng quán ngoài đường không đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Đối với các cửa hàng, cơ
sở kinh doanh ăn uống, cần thực hiện tốt một số việc sau:
- Người chế biến thức ăn, đồ uống,
phục vụ ăn uống cần lựa chọn kỹ càng các loại thực phẩm trước khi chế biến cho
khách. Thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không sử dụng phụ gia
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng. Nghiêm cấm
việc sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục được phép sử
dụng, phải đeo khẩu trang, găng tay khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thức
ăn và thực phẩm.
- Khu vực chế biến thức ăn, đồ uống
phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay cho
người sơ chế, chế biến thực phẩm, đồ uống.
- Khu vực ăn uống phải có nơi rửa tay,
có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; đảm bảo sạch sẽ,
thoáng mát, đủ bàn ghế.
- Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm
chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy
định trong suốt quá trình vận chuyển.
- Không được sử dụng trái phép lòng
đường, vỉa hè, hành lang, lối đi chung để chế biến, sản xuất kinh doanh thức ăn
đường phố.
Đối với các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống:
Mua nguồn thực phẩm phải qua chứng nhận kiểm dịch, đảm bảo an
toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm của cơ quan y tế, Thú y; bảo quản thực phẩm ở
nhiệt độ thích hợp, đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, biến đổi chất. Các cơ sở
kinh doanh động vật giết mổ không được phép bán các loại động vật chưa được
kiểm chứng của cơ quan y tế ra bên ngoài; giữ gìn vệ sinh nơi sơ chế thực phẩm.
Và
đặc biệt đối với các em học sinh, tuyệt đối không uống nước lã, nước đá, các
nước có màu lòe loẹt mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn
mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt: ô mai, các loại kẹo xanh đỏ
phẩm màu loè loẹt, Và thực hiện rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như:
trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công
cộng, sau khi ho, hắt hơi.
Đối
với TPT đội tuyên truyền măng non về ATTP trong dịp tết vào 15 phút đầu buổi và
15 phút giữa buổi.
Đối
với GVCN lớp tiếp tục tuyên truyền ATTP và viết một trong các câu khẩu hiệu sau
lên bảng đen của lớp để tuyên truyền cho các em học sinh và người thân của
mình:
-
Vì sức khoẻ cộng đồng, hãy sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chất
lượng, an toàn;
-
Không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng; không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
-
Vì quyền lợi người tiêu dùng, hãy đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn
thực phẩm; - Không lạm dụng rượu, bia để Tết Ất Tỵ trọn niềm vui;
-
Không uống rượu khi không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm;
-
Đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng đa dạng để tăng cường sức khỏe;
-
Vì Tết Ất Tỵ an khang, thịnh vượng, hãy chung tay đảm bảo an toàn thực phẩm;
-
Người tiêu dùng: Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc, xuất
xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, bảo quản tốt thực phẩm;
-
Tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, không an toàn; không sử
dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép để
sản xuất, chế biến thực phẩm;
-
Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại, nấm đã bị dập nát, hỏng.
Kính thưa toàn
thể CB,GV,NV, phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh!
Để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người không chỉ bữa ăn ngày tết
mà kể cả bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, An toàn thực phẩm luôn là mối quan
tâm của cả cộng đồng. Vì vậy, mỗi cá nhân hãy là người tiêu dùng sáng suốt lựa
chọn những loại thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn, thực phẩm có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng và cần tuân thủ về vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho
bản thân và gia đình, phòng tránh các bệnh ngộ độc thực phẩm nguy hiểm. Mong rằng
tất cả chúng ta sẽ cùng nhau đón một cái tết Ất Tỵ năm 2025 an toàn, mạnh khoẻ
và đầy ý nghĩa./.
BỘ
PHẬN Y TẾ TRƯỜNG HỌC