GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 33
Số lượt truy cập: 8436964
QUẢNG CÁO
BUỔI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỤM 6 THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP 12/16/2019 2:44:00 PM
Thực hiện Hướng dẫn nhiệm vụ năm học và Hướng dẫn hoạt của động hội đồng chuyên môn cụm liên trường năm học 2019- 2020; Kế hoạch hoạt động tháng 12/2019 và các văn bản có liên quan của các cấp về thực hiện nhiệm vụ năm học, ngày 18 tháng 12 năm 2019, cụm 6 triến khai sinh hoạt chuyên môn tại trường TH Mai Thủy với mục đích nâng cao năng lực cho CBQL, GV thực hiện công tác đổi mới phương pháp dạy cao chất lượng dạy học, dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh; Đảm bảo 100% giáo viên các trường trong Cụm 6 hiểu và tiếp cận được phương pháp dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh và dạy học trải nghiệm; Qua việc triển khai chuyên đề cấp cụm, giáo viên rút ra được những ưu điểm và tồn tại khi thực hiện phương pháp dạy học mới này. Từ đó có thể vận dụng phương pháp dạy học phân hóa và tổ chức hoạt động trải nghiệm vào một số tiết phù hợp.

Đến tham dự buổi sinh hoạt, có các đồng chí CBQL, HĐCM cụm, tổ trưởng, tổ phó các trường trong cụm. 

SHCM lần này được thực hiện trong một buổi với nội dung: Thực hành dạy học 02 tiết (Đó là tiết LTVC lớp 5. Bài 17C: Ôn tập về câu (Tiết 1) do cô giáo Trần Thị Ngọc Nhung- đơn  vị Tiểu học Phú Thủy thể hiện; Tiết HĐTN lớp 4. SHL: chủ điểm 22/12 do cô giáo Nguyễn Thị Trang Nhung- đơn vị Tiểu học Mai Thủy thể hiện). Sau dự giờ sẽ tiến hành thảo luận và giải đáp thắc mắc để thống nhất thực hiện.

Như chúng ta đã biết, phân hóa là một hoạt động mà ở đó cần phải phân loại và chia tách các đối tượng, từ đó tổ chức, vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức sao cho phù hợp với đối tượng ấy nhằm đạt hiệu quả cao. Dạy học phân hóa là định hướng trong đó giáo viên tổ chức dạy học tùy theo đối tượng, nhằm bảo đảm yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của những người học; trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh. Đối chiếu với mục tiêu, yêu cầu, với phương châm coi trọng công tác tư vấn, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, cách tổ chức các hoạt động trên lớp, lấy học sinh làm trung tâm, lấy kết quả học tập của học sinh để đánh giá chất lượng tiết dạy, theo đánh giá chung của Ban tổ chức, cả 2 tiết dạy đều rất thành công, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho cả người dự lẫn người học.

Trên tinh thần góp ý xây dựng để đi đến thống nhất chung việc đổi mới PPDH, các thành viên trong Cụm đã mạnh dạn trao đổi những kinh nghiệm của mình, đồng thời cũng chia sẻ những vướng mắc gặp phải trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học đối với nội dung này và mỗi người đều rút được cho mình những bài học ý nghĩa.

Với dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh, chúng tôi nhận thấy đặc điểm của dạy học phân hóa là phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập. Dạy học phân hóa được tổ chức dưới các hình thức như: Phân hóa theo hứng thú, phân hóa theo sự nhận thức, phân hóa giờ học theo học lực, phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của người học. Vì vậy, dạy học phân hóa phải tạo dựng môi trường từ lớp dưới để những học sinh có năng khiếu nào thì có cơ hội phát triển năng khiếu, sở trường đó.

Đối với dạy học phân hóa, giáo viên cần hiểu rõ đối tượng giáo dục. Từ năng lực hiểu đối tượng giáo dục, giáo viên cần có một năng lực quan trọng là thiết kế công cụ dạy học. Đó là hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập, bài kiểm tra .. phù hợp với từng đối tượng học sinh và thể hiện được sự phân hóa. Những công cụ ấy phải vừa đảm bảo được mục đích chung là giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản vừa phù hợp với nhận thức và học lực của từng đối tượng học sinh để góp phần phân hóa được đối tượng học sinh. Năng lực thiết kế công cụ dạy học đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững, hiểu sâu đối tượng học sinh. Đồng thời, giáo viên cần dành nhiều thời gian, công sức đầu tư trong việc lựa chọn và thiết kế công cụ dạy học.

Năng lực thứ hai giáo viên cần có trong dạy học phân hóa là năng lực sáng tạo. Sáng tạo trong cách dạy, sáng tạo trong lựa chọn phương pháp, công cụ, tổ chức hoạt động, sáng tạo trong cách đánh giá... là một trong những năng lực quan trọng của người giáo viên. Cùng một phương pháp dạy học, nội dung dạy học nhưng giáo viên cần có sự tổ chức hợp lý để đạt được mục đích phân hóa đối tượng học sinh mà không làm học sinh yếu kém phải tự ti, mặc cảm hay học sinh khá giỏi trở nên tự cao, tự đại. Đó là nghệ thuật giảng dạy của giáo viên.

Như vậy, dạy học phân hóa đòi hỏi giáo viên phải có tâm và phải phát hiện được năng khiếu của mọi học sinh. Để tổ chức dạy học phân hóa thành công, giáo viên cần tạo mối quan hệ dân chủ giữa thầy và trò, giữa trò và trò để giúp học sinh cởi mở, tự tin hơn. đối với dạy học phân hóa, giáo viên cần hiểu rõ đối tượng giáo dục. Từ năng lực hiểu đối tượng giáo dục, giáo viên cần có một năng lực quan trọng là thiết kế công cụ dạy học. Đó là hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập, bài kiểm tra .. phù hợp với từng đối tượng học sinh và thể hiện được sự phân hóa. Những công cụ ấy phải vừa đảm bảo được mục đích chung là giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản vừa phù hợp với nhận thức và học lực của từng đối tượng học sinh để góp phần phân hóa được đối tượng học sinh.

Với hoạt động trải nghiệm, từ khi có Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì thuật ngữ "hoạt động trải nghiệm" được bàn luận khá nhiều. Nội dung cơ bản của chương trình Hoạt động trải nghiệm ở Tiểu học xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân; giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; giữa học sinh với nghề nghiệp. Nội dung này được triển khai qua 4 nhóm hoạt động chính: Hoạt động phát triển cá nhân; Hoạt động lao động; Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng; Hoạt động hướng nghiệp.

            Đối với bậc Tiểu học, nội dung hoạt động tập trung nhiều hơn vào các hoạt động phát triển bản thân, các kỹ năng sống, kỹ năng quan hệ với bạn bè, thầy cô và những người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, các hoạt động lao động, hoạt động xã hội và làm quen với một số nghề gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện. Ở Tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với Hoạt động trải nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm trên thực tế đã từng tồn tại rất lâu trước đó trong các môn giáo khoa và các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể ở trường học. Giáo viên và học sinh đã tiến hành các hoạt động đó mà không ý thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò của nó đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của con người.

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, "Hoạt động trải nghiệm" không phải là môn học mà là một hoạt động giáo dục. Do đó, sẽ không có sách giáo khoa (dành cho học sinh) mà chỉ có tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động này. 

Từ một vài năm nay, để chuẩn bị cho giáo viên làm quen dần với tinh thần của chương trình mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn giáo viên thực hiện một số chủ đề tích hợp, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo phương pháp mới,… Việc này, thú thật chúng tôi cũng rất khó khăn trong thực hiện vì không có một tài liệu hướng dẫn nào. Do vậy, tiết dạy HĐTN lớp 4. SHL: chủ điểm 22/12 do cô giáo Nguyễn Thị Trang Nhung- đơn vị Tiểu học Mai Thủy thể hiện đã tháo gỡ nốt thắt cho chúng tôi. Xin cảm ơn hội đồng trường Tiểu học Mai Thủy đã xây dựng một tiết dạy rất thành công  để chúng tôi học tập, vận dụng .

Chốt lại vấn đề,  ngoài những ý kiến chia sẻ, Ban tổ chức yêu cầu các trường học trong cụm cần làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ tại đơn vị, mỗi cá nhân giáo viên phải tự giác và tích cực trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.

Buổi sinh hoạt kết thúc trong bầu không khí thân thiện, cởi mở. Những hoạt động thiết thực trên đã giúp cho CBQL, giáo viên các trường trong Cụm 6 tiếp cận được phương pháp dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh và dạy học trải nghiệm. Qua đây, chúng tôi rút ra được những ưu điểm và tồn tại khi thực hiện phương pháp dạy học mới này. Từ đó, có thể vận dụng phương pháp dạy học phân hóa và tổ chức hoạt động trải nghiệm vào một số tiết phù hợp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từng bước thực hiện tốt sứ mệnh phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu mới đặt ra.

 

                                                                                   Giáo viên: Nguyễn Thị Hải Yến

 

 Một số hình ảnh của buổi sinh hoạt chuyên môn


DSC03165.JPG


DSC03163.JPG


DSC03158.JPG


DSC03162.JPG


DSC03164.JPG

TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Nguyễn Thị Thủy
Nguyễn Thị Thủy
Hiệu trưởng
Dương Bá Hiệp
Dương Bá Hiệp
Admin
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882932 - Email: thmaithuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com