Thời gian vừa qua, tình trạng học sinh bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước: ngày 18/4/2013 tại tỉnh Ninh Thuận có 06 học sinh lớp 7 đuối nước; ngày 15/5/2013 tại TP Hà Nội có 02 học sinh lớp 1 đuối nước; ngày 14/5/2013, tại tỉnh Đắk Lắk có 04 học sinh lớp 6 đuối nước…Đuối nước đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng được dư luận quan tâm. Nhất là vào dịp hè, các bạn học sinh-sinh viên được nghỉ học.
Để tăng cường công tác phòng, tránh đuối nước cho trẻ em,
học sinh, sinh viên (HS-SV), vừa qua ngày 21/5/2013, Bộ GD-ĐT đã ban hành công
văn số 3341/BGDĐT-CTHSSV yêu cầu các Sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ, TCCN triển
khai ngay một số biện pháp: Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai kịp thời
các biện pháp phòng, tránh đuổi nước cho trẻ em, HS-SV trong các nhà trường;
chuẩn bị điều kiện để tổ chức các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa; huy
động các tổ chức chính trị, đoàn thể của nhà trường cùng tham gia, quyết tâm
hạn chế tình trạng trẻ em, HS-SV bị đuối nước, đặc biệt trong kì nghỉ hè.
Như chúng ta đã biết
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, số lượng ao hồ, sông suối, kênh
rạch khá nhiều, trong đó chủ yếu tập trung khu vực đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ,
với trên 2.300 con sông và kênh rạch với chiều dài khoảng 198.000 km (mật độ
0,6 km/km) và gần 3.300 km chiều dài bờ biển. Với đặc điểm này, trong những năm
qua hệ thống giao thông đường thủy nội địa và ao hồ của nước ta đã giúp cho
công tác vận tải thủy gặp nhiều thuận lợi; cung cấp thủy, hải sản cho nhu cầu
trong nước và xuất khẩu thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước.
Tuy nhiên, cũng do
nhiều sông ngòi, ao hồ cho nên trong những năm qua đã xảy ra khá nhiều vụ chìm
phương tiện vận tải thủy, đuối nước đau lòng, làm cho nhiều người chết và thiệt
hại lớn đến tài sản, trong đó đặc biệt là những bạn trong lứa tuổi học sinh
sinh viên.

Nghỉ hè luôn là thời điểm được các bạn học sinh, sinh viên
háo hức chờ đợi, bởi đây là thời gian các bạn tạm gác lại chuyện đèn sách để
vui chơi thỏa thích, tự thưởng cho mình bằng những chuyến du lịch khám phá
thiên nhiên, học hỏi cuộc sống thực tế qua các chuyến tham quan dã ngoại… sau
một năm nỗ lực phấn đấu học tập. Còn gì sảng khoái cho bằng khi được tắm và
ngâm mình trong dòng nước mát lạnh vào những buổi trưa hè nóng nực để quên đi
những lo toan muộn phiền trong cuộc sống. Tuy vậy, đôi lúc vì quá mải mê vui
chơi hoặc thiếu trang bị kiến thức về đuối nước đã dẫn đến một số tai nạn đáng
tiếc.
Vây đuối nước là gì?
Theo tổ chức y tế thế
giới , đuối nước là hiện tượng mà khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một
chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở
lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm
trọng cho hệ thần kinh. Ngoài ra, cũng có quan niệm ngắn gọn hơn, đuối nước là
tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.
Có nhiều nguyên nhân
dẫn tới đuối nước: không biết bơi, chơi ở những khu vực nguy hiểm như: có ao
hồ, sông, suối, chơi ở những hố nước các công trình xây dựng, bể, giếng nước có
thành quá thấp, không có nắp đậy, tập bơi ở những nơi không có biển báo an toàn
tập bơi quá nhiều khi sức khỏe không đảm bảo, đi ra đường khi ngập nước bị sa
chân xuống hố sâu,… Thậm chí nhiều người lớn, bơi giỏi vẫn có nguy cơ đuối nước
nếu như lơ là, chủ quan.
Để giảm thiểu tai nạn
đuối nước đối với học sinh - sinh viên, cần chú trọng thực hiện các biện pháp
sau:
1. Khuyến cáo các bạn
học sinh, sinh viên không nên chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, những nơi tiềm ẩn
rủi ro đuối nước.
2. Chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định
của bể bơi, khu vực bơi.
3. Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ,
đặc biệt là ở biển, vì dù biết bơi cũng rất khó để bơi do sóng biển đánh liên
tục. Nhiều người thường nằm trên phao khi tắm biển. Điều này cũng khá nguy hiểm
vì bạn sẽ dễ bị cuốn ra xa mà không biết, nhiều khả năng bạn sẽ bị sóng đánh
úp, những cơn sóng dồn dập khiến bạn không biết xử lý như thế nào và sẽ bị uống
nước nhiều, mất sức.
4. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao
thông đường thủy như mặc áo phao.
5. Tạo hành lang pháp lý phù hợp: Cần chỉ rõ đầu mối chịu tránh nhiệm mỗi khi
có tai nạn xảy ra... từ đó có các chế tài hợp lý.
Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi
người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Đồng thời, cần nhanh
chóng tìm bất kỳ vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: cây sào, phao, áo,
quần, dây nịt… Hãy cho những người bị đuối nước bám vào các vật dụng này để
người trên bờ kéo dần vào. Như vậy, việc cứu nạn sẽ hiệu quả hơn. Tuyệt đối
không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách
cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.

Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ, lập tức kiểm tra
đường thở, nếu trong miệng, mũi, có dị vật cần móc ra ngay, rồi nghiêng người
nạn nhân để cho lưu dịch thoát khỏi đường thở. Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng
tim, cần hồi sức tim, phổi bằng cách: đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức hô hấp
bằng cách lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín miệng nạn
nhân thổi một hơi dài rồi buông ra. Tiếp tục làm thêm hai lần như vậy. Sau đó
tiến hành ép tim lồng ngực bằng cách đan hai tay vào nhau, đặt lên vị trí 1/3
xương ức về phía ngực trái và ép liên tục khoảng 30 lần. Luân phiên hai lần hồi
sức hô hấp - 30 lần ép tim như vậy cho đến khi có nhân viên y tế hoặc người đưa
đi cấp cứu ở các cơ sở y tế ./.
Sưu tầm